Tin Nóng

Quy trình kỹ thuật trồng rau sạch cho năng suất cao

Hiện nay, nhu cầu sử dụng rau sạch ngày càng cao. Người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong khâu lựa chọn thực phẩm, trong đó có rau sạch. Vì vậy, trồng rau sạch chính là hướng phát triển lâu dài, thể hiện trách nhiệm của người sản xuất đối với người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Để trồng rau sạch năng suất cao, chất lượng đảm bảo, bà con cần chú trọng áp dụng đúng quy trình kỹ thuật. Quy trình kỹ thuật trồng rau sạch bao gồm các bước chuẩn bị đất trồng, chọn hạt giống gieo trồng, trồng cây, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Bài viết hôm nay, thông tin nông nghiệp chia sẻ đến bà con quy trình kỹ thuật trồng rau sạch chi tiết, cụ thể để bà con tham khảo. 

1. Chuẩn bị đất trồng rau sạch

Khâu chuẩn bị đất trồng rau sạch kinh doanh bao gồm các bước chọn đất, cày bừa, phơi đất và lên liếp trồng. Chọn đất trồng phù hợp cho từng loại cây, làm đất kỹ sẽ giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại cây trồng, giúp cây rau cho năng suất, chất lượng rau đạt chuẩn. 

Bước 1: Chọn đất

Trong quy trình kỹ thuật trồng rau sạch, việc chọn đất trồng đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng. Đất chọn trồng phải thích hợp với từng loại rau. Thông thường, mỗi loại rau sẽ sống tốt trên một loại đất. Các loại đất phù hợp trồng rau bao gồm đất thịt, đất pha cát, đất phù sa ven sông hay đất sét pha. Đồng thời, khu đất trồng rau sạch phải có vị trí giao thông thuận lợi cho quá trình vận chuyển và gần nguồn nước, nguồn phân. 

Bước 2: Cày, bừa, phơi đất

Đất trồng rau cần được cày sâu để tăng chiều dày tầng canh tác và phá vỡ lớp đất để cày. Sau đó, tiến hành phơi ải để diệt cỏ dại, mầm bệnh tồn tại trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí hơn.

ky-thuat-trong-rau-sach-1

Làm đất thật kỹ trước khi trồng rau sạch nhằm hạn chế sâu bệnh hại cây trồng (Nguồn: Internet)

Bước 3: Lên liếp trồng rau

Lên liếp trồng cây có tác dụng tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đồng thời đất được thoát nước, tạo điều kiện cho việc chăm sóc cây được dễ dàng. Khi lên liếp, cần chú ý hướng để rau được hứng đủ ánh sáng. Thông thường, hướng Đông tây là hướng thích hợp để cây hưởng đủ ánh sáng. 

Sau khi lên liếp, để hạn chế côn trùng, cỏ dại gây hại cây. Đồng thời, giúp điều hòa độ ẩm,  giữ cấu trúc mặt đất, giúp giữ phân bón và tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ mặn, phèn, tăng giá trị trái, bà con tiến hành che phủ cho liếp trồng. 

Áp dụng kỹ thuật trồng rau sạch, bà con sử dụng màng phủ nông nghiệp thay cho các loại vật liệu phủ truyền thống để khắc phục các yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác theo hướng công nghiệp hóa.

2. Chọn hạt giống gieo trồng 

Bước chọn hạt giống trong quy trình kỹ thuật trồng rau sạch đóng vai trò rất quan trọng. Hạt giống được gieo trồng phải đảm bảo các yếu tố sau: 

  • Phải biết rõ nguồn gốc, nơi sản xuất giống. Nếu chọn giống nhập nội phải qua kiểm dịch nhằm đảm bảo tốt chất lượng hạt giống. 

  • Chỉ gieo trồng hạt giống chất lượng tốt và trồng cây con khỏe mạnh. Hạt giống và cây con không mang nguồn sâu bệnh.

  • Hạt giống rau trước khi gieo trồng cần được xử lý để tiêu diệt nguồn sâu bệnh còn tồn tại.  

Phương pháp gieo trồng hạt giống rau sạch

Phương pháp gieo hạt giống trong quy trình kỹ thuật trồng rau sạch bao gồm phương pháp gieo thẳng và gieo trong bầu: 

  • Phương pháp gieo hạt thẳng: Có ưu điểm là rễ mọc sâu, cây sinh trưởng mạnh. Quá trình sinh trưởng không bị mất sức. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như khó chăm sóc, cây con mọc lên gặp mưa to hư hao nhiều.

  • Phương pháp gieo trong bầu: Phương pháp này có ưu điểm là cây sinh trưởng đều, ít hư hao cây con. Nhược điểm là tốn công làm bầu và rễ cây không phát triển sâu.

Tùy vào đặc điểm cây trồng, bà con lựa chọn phương pháp gieo hạt phù hợp.  

3. Chăm sóc cây trồng sau khi gieo hạt 

Chăm sóc cây trồng bao gồm các bước xới xáo, vun đất, bón phân và tưới nước cho rau. Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc cây trồng sẽ giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao. 

Xới xáo, vun đất vào gốc:

Tiến hành xới đất để diệt cỏ, đồng thời giúp cải thiện thành phần không khí trong đất, giữ ẩm độ đất, giúp đất thoát nước tốt. 

Vun đất vào gốc cây để giúp cây cứng cáp hơn, hạn chế tình trạng ngã đổ khi có gió to, mưa lớn. Vun đất còn giúp tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất và tạo điều kiện cho rễ cây bất định trên gốc, thân cây phát triển tốt. 

ky-thuat-trong-rau-sach-2

Vun đất vào gốc giúp cây cứng cáp hơn và bón đủ phân để cây phát triển khỏe mạnh (Nguồn: Internet)

Bón phân:

Bón phân trong kỹ thuật trồng rau sạch cần chú trọng đến loại phân bón và liều lượng bón cho cây. Liều lượng phân bón cho cây dựa theo quy định cụ thể trong quy trình trồng trọt của từng loại rau. Đối với rau ăn lá, phải kết thúc bón trước ngày thu hoạch sản phẩm từ 15 – 20 ngày.

Có nhiều cách bón, tùy vào mỗi loại cây trồng, bà con áp dụng cách bón khác nhau. Một số cách bón phân cơ bản cho ra sạch bao gồm: 

  • Rải phân, cày lấp đất chôn phân trước thời điểm gieo trồng.

  • Bón phân vào rãnh ở 2 bên luống hoặc một bên luống trồng.

  • Trộn đều phân vào đất trong rãnh rồi lấp đất. Sau đó, gieo hạt lên trên.

  • Rãi các loại phân NPK dễ tiêu trên mặt hoặc giữa hàng cây.

 Tưới nước:

Trong quy trình kỹ thuật trồng rau sạch không thể thiếu bước tưới nước cho cây trồng. Phương pháp tưới được áp dụng phổ biến bao gồm phương pháp tưới phun (tưới tràn trên mặt đất) và tưới rãnh (tưới ngấm).

4. Phòng trừ sâu bệnh cho rau sạch

Để phòng trừ sâu bệnh hại cho rau sạch, bà con áp thể áp dụng biện pháp canh tác, biện pháp hóa học hoặc biện pháp sinh học

Biện pháp canh tác:

  • Khử giống.

  • Cải thiện điều kiện môi trường.

  • Điều chỉnh lượng nước tưới và xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý. Đồng thời, tạo ẩm độ đất, không khí thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và không thuận lợi cho vi sinh vật gây hại

  • Bón phân thay đổi pH, nồng độ các chất dinh dưỡng có trong đất cũng là biện pháp ngăn ngừa vi sinh vật có hại phát sinh, phát triển

  • Luân canh, xen canh cây trồng.

Biện pháp sinh học:

  • Sử dụng giống kháng sâu bệnh. 

  • Sử dụng thiên địch thiên nhiên để tiêu diệt sâu bệnh hại cây trồng. 

Biện pháp hoá học:

Sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh, nấm hại hóa học có tác dụng phòng trừ nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hóa học thường đưa đến việc làm ô nhiễm môi trường, vô tình tiêu diệt côn trùng và các sinh vật có ích, đồng thời gây ảnh hưởng đến sản phẩm rau thu hoạch. Vì vậy, trong kỹ thuật trồng rau sạch, chỉ dùng thuốc hóa học trong trường hợp rất cần thiết. Ưu tiên các biện pháp trừ sâu sinh học, canh tác để phòng trừ sâu hại. 

Trong quy trình kỹ thuật trồng rau sạch, khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản cũng đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trước khi thu hoạch, bà con ngưng phun thuốc phòng trừ bệnh theo đúng quy định để đảm bảo không lưu tồn lượng thuốc trên rau. Việc xác định đúng thời điểm thu hoạch sẽ giúp kéo dài thời gian bảo quản, đồng thời nâng cao chất lượng của rau. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

>>> Xem thêm: Các bước chuẩn bị để xây dựng mô hình trồng rau sạch đạt hiệu quả cao

– Thông tin mang tính tham khảo được Bác sĩ nông nghiệp tổng hợp –

Nguồn : https://agridoctor.vn/vi/trong-trot

Check Also

cham-soc-vuon-cay-an-trai-dau-mua-mua

Chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa

Có bốn việc cần phải làm vào đầu mùa mưa trong canh tác cây ăn …

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
02873033168
%d bloggers like this: