Tin Nóng

Quá trình phát triển của cây dưa lưới và ứng dụng trong sản xuất dưa lưới

Cây dưa lưới là loại cây trồng phổ biến và đem lại giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây dưa đã trở thành cây trồng đem lại nhiều thu nhập cho bà con nông dân. Việc nghiên cứu quá trình phát triển của cây dưa lưới để ứng dụng vào sản xuất để nắm bắt được những đặc tính của cây dưa lưới và áp dụng vào canh tác cây dưa lưới để có năng suất cao.

1. Quá trình phát triển của cây dưa lưới  

Cũng như tất cả các loại cây khác quá trình phát triển của cây dưa lưới cũng trải qua các giai đoạn sinh trưởng như: nảy mầm, phát triển về thân lá, ra hoa, tạo quả.

Tổng thời gian của quá trình phát triển của cây dưa lưới là khoảng 65 – 75 ngày:

  • Từ 7 – 10 ngày sau trồng là giai đoạn gieo hạt, hạt nảy mầm và xuất hiện lá thật đầu tiên.

Qua-trinh-phat-trien-cua-cay-dua-luoi

Giai đoạn 7 ngày đầu trong quá trình phát triển của dưa lưới (Ảnh: sưu tầm)

  • 12 ngày sau khi trồng là giai đoạn cây con phát triển, tiếp theo sau đó khoảng 7 ngày là giai đoạn tích lũy sinh trưởng để chuyển sang giai đoạn ra hoa.

  • Sau khoảng 19 ngày là giai đoạn sinh trưởng sinh thực trong quá trình phát triển của cây dưa lưới. Thời điểm này cây bắt đầu phát triển các hoa đực trên thân chính và hoa cái trên cành cấp 1.

  • Sau từ 22 – 27 ngày là giai đoạn cây bắt đầu thực hiện quá trình thụ phấn chéo. Sau giai đoạn thụ phấn từ 3 – 5 ngày là giai đoạn đậu quả.

  • Sau khi cây đã đậu quả, khoảng 7 – 9 ngày sau là giai đoạn quả tăng trọng. Sau khoảng 37 ngày sau khi trồng quả của cây sẽ bắt đầu tạo lưới. Khi bắt đầu tạo lưới quả sẽ tạo lưới lớn trước, sau đó khoảng 4 – 5 ngày quả sẽ tạo các lưới mịn. 

Qua-trinh-phat-trien-cua-cay-dua-luoi

Quả dưa chuẩn bị tạo lưới (Ảnh: sưu tầm)

  • Từ sau 42 – 45 ngày là giai đoạn quả chín. 

2. Áp dụng quá trình phát triển của cây dưa lưới vào kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng.

a. Chọn giống dưa lưới

Tùy theo điều kiện và nhu cầu có thể chọn giống có hình thức và chất lượng phù hợp. Hiện nay các giống dưa lưới Chu Phấn và Taki là hai giống đước đánh giá là phù hợp để trồng trong điều kiện nhà màng. Giống Taki có độ Brix cao, phù hợp với thị hiếu và trong quá trình phát triển của cây dưa lưới giống Taki có khả năng kháng các loại bệnh nên được khuyến khích trồng nhiều hơn.

Tên giống

Năng suất (kg/cây)

Loại giống 

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chu Phấn

1.5 – 2.0

F1

60 – 75

Taki

1.3 – 1.8

F1

80 – 75

Kim Bích

1.2 -1.5

F1

55 – 60

Qua-trinh-phat-trien-cua-cay-dua-luoi

Chọn giống dưa lưới cho năng suất cao (Ảnh: sưu tầm)

b. Ươm cây và tiêu chuẩn cây dưa lưới xuất vườn

  • Ươm cây dưa lưới vào khay ươm, thích hợp nhất là khay ươm xốp 84 lỗ.

  • Trộn mụn dừa đã xử lý tanin trộn với  phân hữu cơ tỉ lệ 4 :1 để gieo hạt. Có thể sử dụng các loại giá thể ươm bán sẵn tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.

  • Mỗi lỗ gieo một hạt, sau khi gieo cần tưới ẩm và để nơi ấm áp để hạt giống có thể nảy mầm đồng đều. 

  • Dựa vào quá trình phát triển của cây dưa lưới cần chọn các cây giống có các tiêu chuẩn sau để trồng:

  • Cây sau khi ươm 7 – 8 ngày.

  • Chiều cao cây: 5 – 7cm

  • Đường kính thân khoảng 2 – 3mm

  • Cây có 1 lá thật

  • Cây khỏe mạnh, không dị hình, dập, ngọn phát triển tốt, không bị sâu bệnh gây hại.

c. Xử lý giá thể trồng dưa lưới trong nhà màng

  • Sử dụng xơ dừa + trấu hun + phân hữu cơ phối trộn với tỉ lệ 2 : 2 : 1 để trồng dưa lưới.

  • Để đảm bảo quá trình phát triển của cây dưa lưới luôn ổn định và cây sinh trưởng tốt thì giá thể phải được xử lý các chất hòa tan như tanin, mặn và nấm bệnh kỹ. 

  • pH giá thể trồng dưa lưới phù hợp là từ 6 – 6.5, nếu giá thể có pH dưới 6 thì cây bị vàng lá và ít hoa cái. Nhìn chung cây dưa lưới khá mẫn cảm với độ pH trong giá thể vì vậy để quá trình phát triển của cây dưa lưới ổn định và cho năng suất cao cần phải xử lý thật kỹ giá thể trước khi tiến hành trồng dưa lưới.

  • Giá thể trồng dưa lưới sau khi đã xử lý và phối trộn thì cho vào các túi nilon đã đục lỗ có kích thước 30 x 40cm.

d. Mật độ, khoảng cách và cách trồng dưa lưới trong nhà màng

  • Mùa khô: trồng hàng kép, khoảng cách hàng là 1.4m, khoảng cách giữa các cây là 40cm, mật độ cây trên 1000m2 là khoảng 2.500 – 2.700 cây/1000m2.

  • Mùa mưa: trồng hàng kép, khoảng cách hàng là 1.4m, khoảng cách giữa các cây là 50cm, mật độ cây trên 1000m2 là khoảng 2.200 – 2.500 cây/1.000m2.

Qua-trinh-phat-trien-cua-cay-dua-luoi

Trồng đúng mật độ để quá trìn phát triển của cây dưa lưới được ổn định (Ảnh: sưu tầm)

  • Cần trồng với mật độ phù hợp để đảm bảo quá trình phát triển của cây dưa lưới, tranh hiện tượng trồng quá khít, cay sẽ bị thiếu ánh sáng dẫn đến sinh trưởng kém,

  • Tiến hành trồng cây con vào buổi chiều mát, khi trồng cần đặt cây nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu cây con, không nén cây quá chát. Tưới nước ngay sau khi trồng, cần dự phòng khoảng 5 – 10% cây con cùng tuổi để trồng dặm. Trồng 1 cây/túi.

3. Chế độ chăm sóc và canh tác theo quá trình phát triển của cây dưa lưới.

a. Chế độ phân bón cho cây dưa lưới trong nhà màng.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa lưới và chế độ bón phân cho cây dưa lưới trong nhà màng. 

b. Chế độ tưới trong các giai đoạn của quá trình phát triển của cây dưa lưới.

Giai đoạn

Số lần tưới

(Lần/ngày)

Thời gian tưới

(phút/lần)

Lượng nước

(lít/bầu/ngày)

Trồng 14 ngày

10

2

1.5

Trồng 15 ngày- ra hoa

10

3

2.0

Đậu quả – thu hoạch

20

2

2.6

c. Chăm sóc cây dưa lưới trong quá trình phát triển.

Trong từng giai đoạn của quá trình phát triển của cây dưa lưới cần có chế độ chăm sóc phù hợp để cây sinh trưởng và cho năng suất cao, chất lượng quả tốt.

  • Sau khi trồng 10 ngày thì tiến hành treo dây để cố định cây.

  • Đến giai đoạn ra hoa thì sử dụng ong để thụ phấn hoặc thụ phấn bằng tay để cho tỉ lệ đậu quả trong nhà màng cao hơn. 

  • Tiến hành thụ phấn thủ công bằng cách lấy bông đực úp vào bông cái, thời gian bắt đầu thụ phấn là từ sáng sớm đến trước 9h mỗi ngày để đảm bảo hạt phấn của hoa đực còn ở trạng thái tốt. 

Qua-trinh-phat-trien-cua-cay-dua-luoi

Thụ phấn bổ sung cho cây dưa lưới (Ảnh: sưu tầm)

  • Tỉa trái: sau khi thụ phấn khoảng 5 – 7 ngày (đường kính trái đạt đường kính trên 0.2) thì tiến hành tỉa trái, chỉ để lại khoảng 1 – 2 trái trên cây, còn lại tỉa bỏ hết nhằm để trong suốt quá trình phát triển của cây dưa lưới còn lại cây có thể tập trung dinh dưỡng để nuôi trái.

Qua-trinh-phat-trien-cua-cay-dua-luoi

Cần tỉa bớt trái trên cây để câu có thế tập trung dinh dưỡng (Ảnh: sưu tầm)

  • Vị trí để trái là từ lá thật thứ 10 đến lá thật thứ 15, nhánh mang trái để lại hai lá gần cuốn, tỉa bỏ phần ngọn của nhánh, tỉa bỏ 5 ngọn của cành cấp một từ lá thật thứ 1 đến thứ 5 để tạo độ thông thoáng cho cây vừa để cây có thể tập trung nuôi trái và hạn chế sâu bệnh trong quá trình phát triển của cây dưa lưới.

  • Khi cây được 25 lá thì tiến hành bấm ngọn thân chính để cây tập trung nuôi trái.

d. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây dưa lưới trồng nhà màng

  • Trong suốt quá trình phát triển của cây dưa lưới có thể xuất hiện nhiều loại bệnh hại ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây.

  • Cần tiến hành thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây trồng để quá trình phát triển của cây dưa lưới được ổn định, cây sinh trưởng khỏe và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra để đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất an toàn thì nên tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên sử dụng các biện pháp vật lý, sinh học. Nếu sử dụng các các loại thuốc phòng trừ bệnh có nguồn gốc sinh học, không ảnh hưởng đến môi trường, không tồn dư trong đất, nước và thực vật.

Nếu có thắc mắc hoặc muốn tư vấn vui lòng liên hệ: Hotline 02871069698 hoặc Fanpage Bác sĩ Nông nghiệp

>>> Đọc thêm: Quy trình kỹ thuật trồng cà chua bi cho năng suất cao

– Thông tin tham khảo được Bác Sĩ Nông Nghiệp tổng hợp –

Nguồn : https://agridoctor.vn/vi/trong-trot

Check Also

tiem-nang-phat-trien-cac-giong-rau-han-quoc

Tiềm năng phát triển các giống rau Hàn Quốc

Nhiều giống rau Hàn Quốc chứng tỏ được tính thích ứng, năng suất chất cao …

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
02873033168
%d bloggers like this: