Tin Nóng

Một số loại bệnh trên cây mè thường gặp và cách phòng trừ

Mè là loại cây trồng phổ biến ở nhiều vùng của nước ta. Đây là một trong những loại cây trồng ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế cao. Để trồng mè cho năng suất cao, chất lượng hạt mè đảm bảo thì công tác phòng trừ bệnh trên cây mè đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết hôm nay, thông tin nông nghiệp sẽ hướng dẫn bà con cách phòng trị bệnh lở cổ rễ, thối gốc và bệnh khảm gây hại trên cây mè. 

1. Bệnh lở cổ rễ, thối gốc trên cây mè

1.1. Nguyên nhân gây bệnh trên cây mè lở cổ rễ, thối gốc

Bệnh lở cổ rễ, thối gốc trên cây mè do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây nên, giai đoạn sinh sản hữu tính là Thanatephorus cucumeris. Loại nấm này thuộc lớp nấm Đảm. Sợi nấm có màu trắng. Hạch nấm có màu trắng lúc mới hình thành sau đó chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu đen. Hạch nấm có hình cầu, bề mặt trơn láng với kích thước 1 – 2mm. Bệnh lở cổ rễ, thối gốc có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng thường gây thiệt hại nhất ở giai đoạn cây con. Điều kiện môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp tạo điều kiện cho nấm bệnh trên cây mè sinh sôi, phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển tốt là 25 – 30 độ C.

benh-tren-cay-me-1

Cây mè là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh hại tấn công (Nguồn: Internet)

1.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trên cây mè lở cổ rễ, thối gốc

Ở mỗi giai đoạn phát triển của cây, bệnh gây hại sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Bà con có thể dựa vào các dấu hiệu sau để nhận biết cây bị bệnh

  • Cây con: cổ thân cây bị úng và teo tóp. Cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn xanh tươi, dần dần mới chuyển sang héo. Nấm bệnh thường tấn công mạnh nhất ở thời điểm 5 – 10 ngày sau khi gieo.

  • Cây lớn: Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào thân cây, nhất là ở  gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối, có màu nâu đen. Xung quanh vết bệnh có viền không đều đặn màu nâu đỏ. Vết bệnh hơi lõm vào dần dần khiến thân nứt ra, lá héo khô và rụng. Cây bị nhiễm bệnh, lá rũ, cây bị gãy, chậm phát triển và bị chết.

Phần cổ rễ gần mặt đất của cây bị nhiễm bệnh có vết thâm. Sau đó, cổ rễ sẽ bị thối đen, teo lại rồi đổ ngã và héo chết. Các cây lớn thường ít bị nấm tấn công nhưng vẫn có trường hợp nấm xâm nhập vào rễ chính lan sang các rễ phụ rồi làm cả bộ rễ bị thối khiến cây sinh trưởng kém dần rồi héo chết. 

1.3. Biện pháp phòng trừ bệnh trên cây mè lở cổ rễ, thối gốc

 Để phòng trừ bệnh trên cây mè lở cổ rễ, thối gốc, bà con áp dụng các biện pháp sau: 

  • Chọn đất trồng mè cao ráo, dễ thoát nước.

  • Không dùng rơm rạ vụ trước nhiễm bệnh để tủ mè. 

  • Khi cây mắc bệnh lở cổ rễ, bà con có thể phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ như: Validacin 3L, Anvil 5SC,…

2. Bệnh khảm gây hại cây mè

2.1 Nguyên nhân gây bệnh khảm trên cây mè

Bệnh khảm có tên khoa học là Mosaic virus. Bệnh khảm phát sinh và gây hại quanh năm trên nhiều loại cây trồng như dưa leo, cà chua, cây họ đậu,… Trong đó, mè là loại cây thường xuyên bị bệnh gây hại. Bệnh phát sinh mạnh trong mùa nắng nóng và nhẹ hơn trong mùa mưa.

Nguyên nhân làm lây lan bệnh chủ yếu  là do các nhóm côn trùng chích hút như bù lạch, rệp dưa, bọ phấn mang mầm bệnh từ cây này sang cây khác. Điều kiện khô và nóng là môi trường thuận lợi để côn trùng chích hút phát triển mạnh, làm bệnh lây lan nhanh chóng. Mật độ côn trùng càng cao càng khiến bệnh khảm, xoăn lá phát triển càng nhiều. Bệnh cũng lây lan qua cơ giới như các dụng cụ lao động, hạt giống. Bệnh trên cây mè này thường gây hại cho cây ở giai đoạn ra hoa kết trái trở về sau.

benh-tren-cay-me-2

Bệnh khảm trên cây mè khiến cây phát triển kém, giảm năng suất, chất lượng hạt (Nguồn: Internet)

2.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh khảm trên cây mè

Bệnh khảm trên cây mè thường có các triệu chứng sau:

  • Bệnh làm lá đọt non nhỏ, lá xoắn lại.

  • La mè bị mất màu, có các đốm màu vàng

  • Cây không phát triển được, lóng ngắn.

  • Cây trở nên giòn, dễ gãy. 

  • Bệnh nặng sẽ khiến cây mè còi cọc, đọt bị sượng. 

  • Cây bị chùn lại, phát triển chậm.

  • Hoa bị vàng, hoa nhỏ và rụng.

  • Bệnh trên cây mè khiến cây ra trái ít, trái nhỏ và vặn vẹo, có vị đắng. 

Bệnh nặng có thể khiến cây bị chết. Bệnh xuất hiện càng sớm càng khiến cây phát triển kém và cho năng suất thấp. 

2.3 Biện pháp phòng trừ bệnh khảm trên cây trồng

Để phòng trừ bệnh khảm gây hại cây mè, bà con áp dụng các biện pháp sau:

  • Trồng giống mè kháng bệnh.

  • Không sử dụng giống ở những ruộng đã từng có cây bị bệnh.

  • Bón phân đầy đủ với liều lượng cân đối cho cây trồng. Đồng thời, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục để tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng tốt. 

  • Vệ sinh tay chân, sát trùng dụng cụ lao động trước và sau mỗi lần làm ruộng.

  • Khi cây có dấu hiệu mắc bệnh, bà con nhanh chóng nhổ bỏ, tiêu hủy cây bệnh nhằm tránh bệnh lây lan

  • Tiến hành phun thuốc trừ côn trùng chích hút (bù lạch, rệp…) bằng các thuốc có hoạt chất Pymetrozine như: ACTARA 25WG, VERTIMEC 1.8 ND.

Bài viết vừa chia sẻ đến bà con một số loại bệnh trên cây mè thường gặp bao gồm bệnh khảm và lở cổ rễ, thối gốc. Đây đều là những loại bệnh hại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cây trồng, khiến năng suất, chất lượng hạt mè giảm sút rất nhiều. Bà con nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế khả năng cây mắc bệnh.

>>> Xem thêm: 2 loại bệnh trên cây mè phổ biến và cách điều trị

– Thông tin tham khảo được Bác Sĩ Nông Nghiệp tổng hợp –

Nguồn : https://agridoctor.vn/vi/trong-trot-4/Tra cứu bệnh nông nghiệp

Check Also

Phân Bón Là Gì? Có Những Loại Phân Bón Nào

Nắm rõ khái niệm phân bón là gì? Cách phân loại phân bón dựa theo …

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
02873033168
%d bloggers like this: