Cây chuối là một trong những loại cây trồng quen thuộc ở nước ta. Ngày này, các mô hình trồng chuối kinh doanh phát triển mạnh ở nhiều vùng, đem lại thu nhập tốt cho bà con nông dân. Để trồng chuối cho năng suất cao, bà con cần phải xử lý, đối phó được với các loại bệnh trên cây chuối thường gặp. Bài viết hôm nay, thông tin nông nghiệp sẽ hướng dẫn bà con cách nhận biết và đối phó với bệnh chùn đọt chuối và bệnh đốm lá trên cây chuối.
1. Bệnh chùn đọt chuối
Bệnh chùn đọt chuối là bệnh do virus Bunchy top hay cucumber mosaic virus gây nên. Bệnh chủ yếu lây lan từ cây mẹ sang cây con qua đường cây giống. Bệnh cũng lây truyền từ cây này sang cây khác thông qua pentalonia nigronervosa – một loài rệp thường sinh sống trên cây chuối làm môi giới truyền bệnh.
Bệnh chùn đọt chuối phát sinh quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất vào những tháng thời tiết có độ ẩm cao. Đây là một trong các bệnh trên cây chuối xảy ra ở những vườn chuối ít được chăm sóc, vườn rậm rạp, có nhiều cỏ dại, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây… Bệnh phát triển nặng vào thời điểm ẩm độ không khí cao, nhất là ở những vùng đất giàu dinh dưỡng và được phủ đất thường xuyên.
Bệnh chùn đọt chuối thường xảy ra ở những vườn chuối rậm rạp, kém thông thoáng (Nguồn: Internet)
Triệu chứng của bệnh chùn đọt chuối
Bà con có thể dựa vào những dấu hiệu sau để phát hiện bệnh trên cây chuối chùn đọt chuối:
-
Trên là chuối xuất hiện những đường sọc xanh lợt ở cuống lá và phiến lá, các đường này nằm song song với các gân phụ.
-
Bệnh trên cây chuối nặng, lá chuối khô, nhỏ, giòn, mép lá phát triển không đều. Lá có màu vàng khảm lá.
-
Bệnh trên cây chuối khiến cây lùn.
-
Nếu nhiễm bệnh chùn đọt chuối sớm, cây sẽ không trổ hoa. Nếu bị bệnh muộn, cây vẫn trổ hoa nhưng cho buồng nhỏ, trái nhỏ.
-
Cây chuối bị bệnh có thể trổ buồng ngang hông.
Cách điều trị bệnh trên cây chuối
Khi phát hiện vườn chuối có cây nhiễm bệnh đùn đọt chuối. Bà con cần nhanh chóng thu gom và tiêu hủy tất cả những cây bị nhiễm bệnh ( kể cả củ và chồi). Sau đó, tiến hành phun thuốc diệt rầy.
Để phòng bệnh, bà con tiến hành vệ sinh vườn thường xuyên, tránh tối đa việc tủ gốc mùa mưa. Khi trồng chuối, chọn cây giống khỏe, không bị nhiễm sâu bệnh. Thường xuyên thực hiện biện pháp diệt môi giới truyền bệnh như sâu, rệp bằng các loại thuốc hóa học malation hay dieldrin. Giữ cho vườn trồng chuối luôn thông thoáng, đất trồng sạch cỏ, đủ ẩm, đủ dinh dưỡng.
2. Bệnh đốm lá (black sigatoka) trên cây chuối
Bệnh đốm lá trên cây chuối do loài vi khuẩn có tên Hycospha erellafyensis var difformis gây nên. Loại bệnh trên cây chuối này phát triển mạnh vào những thời điểm có thời tiết nóng ẩm. Thời tiết nóng với nhiệt độ từ 25 – 30 độ C, ẩm độ trên 75% là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng mạnh.
Theo tin nông nghiệp, điều kiện thời tiết có nhiều mưa, sương mù, ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, lây lan nhanh chóng. Bệnh trên cây chuối này thường phát sinh, phát triển ở các vườn trồng chuối quá tốt do bón thừa đạm, thiếu canxi, kali và phân hữu cơ, vườn thoát nước kém, vườn có nhiều sâu chích hút,…
Qua quan sát thực tế, có thể thấy bệnh đốm lá trên cây chuối phát triển mạnh ở các vườn chuối có mật độ trồng quá dày, rậm rạp, những vườn thiếu chăm sóc, vườn thiếu ánh sáng, hay những vườn cây lớn tuổi.
Biểu hiện của bệnh đốm lá trên lá của cây chuối (Nguồn: Internet)
Triệu chứng của bệnh đốm lá trên cây chuối
Cây chuối bị bệnh đốm lá thường có các triệu chứng sau:
-
Lúc đầu, bệnh trên cây chuối này thường xuất hiện ở mặt dưới của phiến lá thứ 3 và 4. Vết bệnh thường là một đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ nằm song song với gân lá, có chiều rộng khoảng 5 – 10mm x 0.1 – 1mm.
-
Vết bệnh thường tập trung ở phía bên trái của lá chuối.
-
Các vết bệnh dần loang ra, trở thành màu đen, xuất hiện nhiều hơn ở mặt trên của lá.
-
Đến thời kỳ giữa của bệnh, các đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục, có màu nâu ở giữa, quầng màu vàng xung quanh.
-
Đến thời kỳ cuối, vết bệnh trở thành màu đen, ngay giữa đốm có thành màu xám.
-
Lá chuối bị héo chết. Vi khuẩn gây bệnh trên cây chuối theo gió, mưa, xâm nhập qua vết thương gây xây xát trên lá.
Cách phòng trị bệnh đốm lá trên cây chuối
Khi phát hiện cây chuối có dấu hiệu của bệnh đốm lá. Bà con cần loại bỏ những lá héo mắc bệnh mang đi tiêu hủy ngay. Thời điểm bệnh đốm lá đã phát triển dày đặc trên lá, bà con tiến hành dùng chế phẩm vaccin kết hợp cùng siêu đồng để phun kép 2 lần cho cây, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày. Khi phun, phải phun ướt đẫm cành cùng hai mặt của lá nhằm tiêu diệt triệt để mầm bệnh.
Thời gian từ tháng 5 – 10 hằng năm, nếu thời tiết nóng và ẩm thì khoảng 2 tuần, bà con dùng thuốc Dithane M45 và Dithane M22 hoặc Mancozeb 80% dạng bột hút ẩm để phun phòng bệnh cho cây.
Chùn đọt chuối và bệnh đốm lá là những bệnh trên cây chuối thường gặp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cây trồng. Để hạn chế cây mắc bệnh, bà con cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh.
>>> Xem thêm: Các biện pháp phòng bệnh panama trên cây chuối
-Thông tin tham khảo được Bác Sĩ Nông Nghiệp tổng hợp-
Nguồn : https://agridoctor.vn/vi/trong-trot-4/Tra cứu bệnh nông nghiệp