Bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu còn được bà con gọi là bệnh tiêu xoăn, bệnh xoắn lùn, bệnh khảm hay bệnh tiêu cằn là một căn bệnh phổ biến trên cây hồ tiêu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo thông tin nông nghiệp, bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu thường xuất hiện ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, thường là những vườn tiêu 1, 2 năm tuổi. Những vườn tiêu ở giai đoạn kinh doanh thường ít bị bệnh hơn. Để điều trị bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu, bà con cần nắm rõ nguyên nhân và biểu hiện của bệnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu
Để có biện pháp điều trị bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu hiệu quả, bà con phải nắm được nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân khiến cây tiêu bị bệnh bao gồm:
-
Bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu thường do virus Cucumber mosaic virus (CMV) gây hại.
-
Nguyên nhân gây bệnh đến từ sự chích hút của côn trùng như rầy, rệp, bọ xít, nhện đỏ.
-
Do đất canh tác cây hồ tiêu không thông thoáng dẫn đến tình trạng thiếu oxy khiến cây bị bệnh
-
Trồng hồ tiêu trên đất bạc màu bị thoái hóa do đất canh tác trước đó sử dụng thuốc hóa học không hợp lý
-
Do cây bị thiếu dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng
Nhìn chung, bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, bà con cần dựa vào triệu chứng của bệnh để xác định nguyên nhân nhằm có cách phòng trị bệnh phù hợp.
Cây hồ tiêu bị bệnh tiêu điên (xoăn lá) (Nguồn: Internet)
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu
Bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu thường có các dấu hiệu nhận biết sau:
-
Khoảng cách giữa hai mắt trên thân (còn gọi là đốt thân) ngắn lại
-
Lá tiêu sẽ bị xoăn, nhăn nheo, hơi gợn sóng. Lá bị bệnh thường nhỏ hơn bình thường, mất sắc tố và có màu nhợt nhạt.
-
Bà con có thể lấy tay vò để kiểm tra. Lá bị bệnh thường rất giòn, màu xanh trên lá bệnh phân bố không đồng đều, chỗ nhạt chỗ đậm.
-
Dây tiêu không vươn dài khiến thân lùn, đọt không phát triển. Virus gây bệnh khiến tiêu không thể phủ trụ.
-
Đọt tiêu vẫn phát triển chậm và bị biến dạng.
Trên đây là dấu hiệu nhận biết chung của bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu. Từ tin tức nông nghiệp cho thấy, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, cây sẽ có một số dấu hiệu khác. Bà con có thể căn cứ vào các dấu hiệu này để xác định nguyên nhân gây bệnh nhằm áp dụng cách điều trị phù hợp.
-
Bệnh do côn trùng gây hại: Quan sát ở mặt dưới lá, trên đọt non, thân sẽ có các vết hút chích.
-
Do thiếu cân đối dinh dưỡng: Trường hợp này, cây tiêu vẫn phát triển đọt, lá bình thường nhưng không cân đối về màu sắc (chỗ xanh chỗ nhạt).
-
Do rối loạn sinh trưởng: Đọt non vừa ra lá, cành mọc ra đã xuất hiện các dấu hiệu của bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu. Tiêu trồng quá sâu, bà con nhổ thử một vài cây sẽ thấy rễ ít và yếu, hoặc bị rệp sáp, tuyến trùng làm tổ. Rễ kém phát triển nên không thể cung cấp dinh dưỡng cho cây và lá bên trên.
-
Do đất bị chua: Bà con thử độ PH của đất. Nếu độ pH chỉ đạt 4 – 5, càng xuống sâu độ PH càng giảm.
Nếu loại trừ các nguyên nhân trên thì còn lại nguyên nhân gây bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu đến từ vi rút.
3. Điều trị bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu
Khi phát hiện cây hồ tiêu nhiễm bệnh, số lượng ít, bệnh mới chớm xuất hiện, bà con nhổ bỏ ngay để tránh bệnh lây lan. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bà con áp dụng các biện pháp trị bệnh phù hợp.
Tiêu điên do côn trùng:
Nếu phát hiện bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu đến từ nguyên nhân do côn trùng chích hút, bà con dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học Abatox, Vibamec để phun trị bệnh. Tiến hành phun cả mặt dưới và mặt trên để tiêu diệt côn trùng và trứng của chúng. Khi không còn thấy dấu hiệu của côn trùng chích hút, bà con thực hiện phục hồi cây bằng các loại phân sinh học và phân bón lá.
Điều trị bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu do thiếu dinh dưỡng hoặc rối loạn sinh trưởng:
Bà con sử dụng phân hữu cơ sinh học Biogel + Biosol bón cho cây tiêu theo hướng dẫn trên bao bì nhằm cân đối lại các chất trung vi lượng để cây dần hồi phục.
Bà con có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học Biogel + Biosol bón cho cây tiêu nếu cây bị thiếu dinh dưỡng (Nguồn: Internet)
Điều trị bệnh tiêu điên bộ rễ kém phát triển:
Rễ cây kém phát triển do tuyến trùng, rệp sáp gây hại, bà con dùng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin và Carbosulfan để phun phòng trị cho cây. Nếu cây có dấu hiệu bị nấm, bà con dùng các thuốc có chứa Mancozeb, Metalaxyl hoặc thuốc gốc đồng phun phòng trị bệnh cho cây. Đồng thời dùng Biogel + Biosol để kích thích bộ rễ phát triển và phục hồi cây
Điều trị bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu do đất chua, thiếu độ PH:
Triển khai bón vôi và lân để khử chua. Thời điểm đo đất có độ PH đạt 5,5 – 6,5 là được.
Trên đây là cách đối phó với bệnh tiêu điên trên cây hồ tiêu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu phát hiện cây tiêu điên do bị virus tấn công, bà con nhổ bỏ cây để khỏi chữa trị tốn kém. Bởi bệnh do vi rút gây hại việc điều trị thường ít hiệu quả. Sau khi nhổ bỏ, tiêu hủy hoàn toàn. Bà con nên đào hố trồng lên, khử trùng, phơi đất từ 6 tháng – 1 năm mới trồng lại vụ khác.
>>> Xem thêm: Biện pháp phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu hiệu quả
– Thông tin tham khảo được Bác Sĩ Nông Nghiệp tổng hợp –
Nguồn : https://agridoctor.vn/vi/trong-trot-4/Tra cứu bệnh nông nghiệp